Nắm chắc kinh nghiệm leo Nhìu Cồ San cho chuyến đi trong tương lai

Rate this post

Đôi nét về núi Nhìu Cồ San

Nhìu Cồ San là ngọn núi toạ lạc tại xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, sở hữu độ cao lên đến 2.965m so với mực nước biển và nằm trong top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam bên cạnh những cái tên quen thuộc là Bạch Mộc Lương Tử, Fansipan, Pu Si Lung, Tà Chì Nhù…Với độ cao như vậy cũng như nổi tiếng là một trong những địa điểm còn hoang sơ với những cánh rừng nguyên sinh và thảm thực vật phong phú mang tới nhiều cảnh quan khác nhau mà Nhìu Cồ San trở thành địa điểm mà rất nhiều người muốn khám phá cũng như chiêm ngưỡng tận mắt khung cảnh núi non hùng vĩ hiếm có này.

Đặc biệt, Nhìu Cồ San còn được biết đến như là nơi khởi đầu của con đường đá cổ xuyên rừng phong có chiều dài lên tới 80km và điểm kết thúc là ở Sàng Ma Pho, Phong Thổ, Lai Châu. Con đường đá cổ này có tên là Pavi, được người Pháp cho xây dựng do thời điểm năm 1927 khi mà tuyến đường đèo Ô Quy Hồ vẫn chưa xuất hiện trên bản đồ.

Thời điểm lý tưởng nhất để trekking Nhìu Cồ San

Từ tháng 1 đến tháng 5 theo kinh nghiệm leo Nhìu Cồ San của những người từng tham gia khám ngọn núi hùng vĩ này thì đây chính là khoảng thời gian lý tưởng nhất để bạn bắt đầu chuyến trekking vì đây là thời điểm mùa khô, thời tiết, khí hậu sẽ trở nên vô cùng mát mẻ, dễ chịu, không quá lạnh. Ngoài ra, tháng 11 đến tháng 12 cũng là giai đoạn được nhiều người trekking Nhìu Cồ San để săn mây hay ngắm tuyết rơi đầu mùa, một đặc sản hiếm có tại nước ta.

Nên xem :   Kinh nghiệm leo Chiêu Lầu Thi thú vị cho kế hoạch du lịch của bạn

Bên cạnh đó, từ tháng 6 đến tháng 10 là giai đoạn được khuyến cáo tránh tổ chức trekking tại Nhìu Cồ San do thời tiết, khí hậu sẽ trở nên khắc nghiệt hơn với lượng mưa nhiều, sương mù dày đặc khiến đường đi trở nên lầy lội, trơn trượt và không đảm bảo an toàn.

Cần chuẩn bị những gì cho chuyến leo Nhìu Cồ San?

  • Sức khỏe luôn là yếu tố cần được chú trọng hàng đầu nếu bạn muốn bắt đầu một chuyến hành trình khám phá bởi hành trình leo núi sẽ kéo dài và trải qua nhiều loại hoạt động khác nhau nên rất cần sự bền bỉ trong suốt chuyến đi, do vậy bạn cần phải bảo đảm sức khỏe của mình đang ở giai đoạn ổn định.
  • Trang phục trekking chắc chắn phải là những loại quần áo đặc thù như giày leo núi, quần chống thấm…để chúng có thể bảo vệ cơ thể bạn khỏi các yếu tố môi trường, thời tiết cũng như giảm thiểu được các tai nạn, rủi ro trong suốt chuyến đi.
  • Các vật dụng cần thiết cho chuyến trekking cần mang theo như gậy leo núi, tư trang y tế cơ bản, thuốc chống côn trùng, lều trại, túi ngủ, đèn pin, thực phẩm ăn uống…để bạn có thể sử dụng trong những tình huống khẩn cấp.
  • Để trekking tại Nhìu Cồ San thì bạn cần có giấy xin phép và thủ tục bạn phải làm để có giấy này là ở đồn biên phòng.

Cách để di chuyển đến núi Nhìu Cồ San

Có nhiều cách để bạn có thể di chuyển đến núi Nhìu Cồ San

  • Xe máy: Nếu bạn là người thích cảm giác mạo hiểm qua các cung đường thì xe máy chắc chắn là một lựa chọn tuyệt vời. Lộ trình nếu bạn di chuyển bằng phương tiện này là: từ Hà Nội bạn đi vào đường Đ CT05 tại Thanh Xuân từ Âu Cơ, Cầu Nhật Tân/Võ Chí Công và Võ Nguyên Giáp. Sau đó, bạn tiếp tục đi vào Đ CT05, đi theo Đ CT158 để đến với Y Tý, đến với núi Nhìu Cồ San và đoạn đường này sẽ mất khoảng 6 tiếng.
  • Xe khách: Hiện nay, có rất nhiều xe từ Hà Nội đi Lào Cai mà bạn có thể dễ dàng tham khảo tại các bến Giáp Bát, bến xe Mỹ Đình hay Nam Thăng Long để chọn cho mình lộ trình phù hợp và nên di chuyển vào buổi tối để sáng hôm sau bạn sẽ có mặt tại Lào Cai.
  • Tàu hỏa: Tàu hỏa cũng là một lựa chọn vô cùng thú vị nếu bạn muốn trải nghiệm chuyến đi theo cách mới mẻ hơn. Có rất nhiều hãng xe từ Hà Nội đến ga Lào Cai như: King Express, Oriental Express… Sau đó, từ ga Lào Cai bạn có thể bắt taxi, hoặc đi chuyển xe máy đến chân núi Nhìu Cồ San.
Nên xem :   Top túi đựng nước du lịch tốt nhất mà dân phượt không nên bỏ qua

Hành trình chinh phục Nhìu Cồ San

Chặng 1: Sàng Ma Sáo – bản Nhìu Cồ San – Thác Ong Chúa

Chặng đầu này bạn sẽ bắt đầu tại bản Sàng Ma Sáo và tiến hành di chuyển đến bản Nhìu Cồ San. Tuy chỉ mới bắt đầu nhưng đoạn đường này được đánh giá là tương đối khó nhằn bởi địa hình không bằng phẳng là dạng đường đất, đá to nằm ngổn ngang bên đường cùng với ổ gà nên sẽ làm giảm tốc độ di chuyển của bạn rất nhiều. Tuy nhiên, bù lại là khung cảnh bản làng Tây Bắc hiện lên với vẻ đẹp hoang sơ chắc chắn sẽ khiến bạn xiêu lòng đấy.

Sau đó, bạn sẽ tiếp tục chinh phục thác Ong Chúa và tại đây bạn phải băng qua những vách đá gập ghềnh, suối chảy…nhưng khung cảnh tại đây chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng với cảnh thác nước tung bọt trắng xóa, thảm thực vật xanh tươi sẽ giúp bạn giảm bớt phần nào mệt mỏi và cuối chặng 1 bạn sẽ dừng chân nghỉ ngơi, cắm trại, ăn uống để lấy sức cho chặng đường vào ngày mai.

Chặng 2: Đỉnh Nhìu Cồ San – thị trấn Sapa – Hà Nội

Tại vị trí nghỉ ngơi của chặng 1 từ bạn chỉ cần di chuyển một lát là có thể lên đến đỉnh Nhìu Cồ San hùng vĩ nhưng không kém phần thơ mộng, hữu tình với khung cảnh núi non, rừng cây xanh mướt và nếu đứng tại vị trí này bạn có thể chiêm ngưỡng được đỉnh Bạch Mộc Lương Tử, đỉnh Lảo Thẩn nữa đấy. Đặc biệt, khung cảnh thảo nguyên Y Tý được bao phủ bởi mây mù chắc chắn là một “đặc sản” xứng đáng cho những ai kiên trì vượt qua quãng đường trekking khó khăn để đặt chân đến đỉnh Nhìu Cồ San.

Nên xem :   Kinh nghiệm leo Yên Tử cụ thể để bạn tham khảo trước chuyến đi

Sau khi ngắm cảnh và chiêm ngưỡng thiên nhiên hùng vĩ thì bạn có thể tiến hành trở về lại Sapa cũng như về lại Hà Nội sau hành trình khó khăn nhưng đầy hấp dẫn này.

Logo